Niệm Giác Chi
Khi tu tập Tâm bất động trên Tứ Niệm Xứ (trên thân quán thân) mà chỉ còn có một tâm bất động từ giờ này đến giờ khác, không có một niệm nào xen vào chỗ tâm bất động thì đó là đã đạt được Niệm Giác Chi.
Niệm Giác Chi là niệm giải thoát, niệm giải thoát là Chánh Niệm, Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo tức là Tứ Niệm Xứ. Nhưng chúng ta nên biết Chánh Niệm tức là niệm thiện. Muốn tu tập niệm thiện thì bắt đầu tu tập pháp môn Tứ Chánh Cần.
Mục đích của Tứ Chánh Cần là chấp nhận niệm thiện loại trừ niệm ác. Cho nên, toàn bộ chúng tỳ kheo đệ tử của đức Phật đều phải tu Tứ Chánh Cần, rồi sau đó tùy theocăn cơ mỗi người, có người còn tiếp tu Tứ Chánh Cần; có người tu Tứ Niệm Xứ; có người tu Tứ Như Ý Túc; có người tu Tứ Vô Lượng Tâm, v.
... đều nhắm vào ngăn ác diệt ác pháp để tâm ly dục ly ác pháp. .Tu tập Niệm Giác Chi tức là tu tập Tứ Chánh Cần, bởi vì, ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, cho nên, Niệm Giác Chi là một tên khác của Chánh Niệm, Chánh Niệm tức là Tứ Niệm Xứ mà Tứ Chánh Cần là pháp môn tu tập trên Tứ Niệm Xứ, vì thế nói đến Chánh Niệm, là nói đến Tứ Chánh Cần, Chánh tinh Tấn, Tấn lực, Tấn căn.
Muốn tu tập Tứ Chánh Cần thì Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý. Định Niệm Hơi Thở tức là pháp môn Nhập Tức Xuất Tức Niệm, pháp môn Nhập Tức Xuất Tức Niệm là pháp môn ngăn ác diệt ác pháp rất hiệu quả, cho nên người tu tập Nhập Tức Xuất Tức Niệm, làm cho sung mãn khiến cho Bốn Niệm Xứ được viên mãn, khi Bốn Niệm Xứ được viên mãn tức là Bảy Giác Chi sung mãn, Bảy Giác Chi sung mãn khiến cho Minh giải thoát được viên mãn.
Niệm Giác Chi là niệm thiện, niệm thiện tức là niệm không tham, không sân, không si, không mạn, không nghi. Niệm không tham, sân, si, mạn, nghi là niệm tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Niệm tâm thanh thản, an lạc và vô sự là Niệm Giác Chi hay là Niệm Bồ Đề.
Niệm Giác Chi là niệm giải thoát, niệm giải thoát là Chánh Niệm, Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo tức là Tứ Niệm Xứ. Nhưng chúng ta nên biết Chánh Niệm tức là niệm thiện. Muốn tu tập niệm thiện thì bắt đầu tu tập pháp môn Tứ Chánh Cần.
Mục đích của Tứ Chánh Cần là chấp nhận niệm thiện loại trừ niệm ác. Cho nên, toàn bộ chúng tỳ kheo đệ tử của đức Phật đều phải tu Tứ Chánh Cần, rồi sau đó tùy theocăn cơ mỗi người, có người còn tiếp tu Tứ Chánh Cần; có người tu Tứ Niệm Xứ; có người tu Tứ Như Ý Túc; có người tu Tứ Vô Lượng Tâm, v.
... đều nhắm vào ngăn ác diệt ác pháp để tâm ly dục ly ác pháp. .Tu tập Niệm Giác Chi tức là tu tập Tứ Chánh Cần, bởi vì, ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, cho nên, Niệm Giác Chi là một tên khác của Chánh Niệm, Chánh Niệm tức là Tứ Niệm Xứ mà Tứ Chánh Cần là pháp môn tu tập trên Tứ Niệm Xứ, vì thế nói đến Chánh Niệm, là nói đến Tứ Chánh Cần, Chánh tinh Tấn, Tấn lực, Tấn căn.
Muốn tu tập Tứ Chánh Cần thì Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý. Định Niệm Hơi Thở tức là pháp môn Nhập Tức Xuất Tức Niệm, pháp môn Nhập Tức Xuất Tức Niệm là pháp môn ngăn ác diệt ác pháp rất hiệu quả, cho nên người tu tập Nhập Tức Xuất Tức Niệm, làm cho sung mãn khiến cho Bốn Niệm Xứ được viên mãn, khi Bốn Niệm Xứ được viên mãn tức là Bảy Giác Chi sung mãn, Bảy Giác Chi sung mãn khiến cho Minh giải thoát được viên mãn.
Niệm Giác Chi là niệm thiện, niệm thiện tức là niệm không tham, không sân, không si, không mạn, không nghi. Niệm không tham, sân, si, mạn, nghi là niệm tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Niệm tâm thanh thản, an lạc và vô sự là Niệm Giác Chi hay là Niệm Bồ Đề.
Trích tại:
Đường Về Xứ Phật 937 Phẩm Trợ Đạo